Kiến trúc nhà sàn
Cơ bản, nhà sàn người Thái ở các vùng miền đều có lối kiến trúc tương đối giống nhau. Song, do có sự khác biệt về vị trí địa lý, đặc trưng vùng miền và việc tiếp thu, giao thoa các nét văn hóa giữa các tộc người đang cùng nhau sinh sống trên địa bàn, nên nhà sàn ở từng vùng cũng sẽ có sự thay đổi, biến tấu một số chi tiết kiến trúc. Chẳng hạn như ở Tây Bắc, nhà sàn của người Thái đen có kết cấu dạng mai rùa và thường trang trí ở hai đầu hồi của nóc nhà đôi khau cút. Các khau cút này về sau được cách điệu hóa thành nhiều kiểu dạng, với tên gọi khác nhau. Trong khi đó, nhà sàn của người Thái trắng là nhà kiểu 4 mái và không có khau cút. Ở miền núi Thanh Hóa, nhà sàn của người Thái phổ biến là dạng nhà 4 mái (2 mái chính và 2 chái) và hầu hết không trang trí khau cút. Cũng có một số vùng, hai đầu hồi nhà được trang trí bằng cách đan các tấm phên đè lên phần nóc. Người ta gọi đó là đầu mèo (hủa meo) hay vòi voi (huống chạng).
Ngôi nhà truyền thống của dân tộc Thái được làm từ các cây tự nhiên như: gỗ, tre, nứa, mây, kè, cọ,... Để dựng lên một ngôi nhà kiên cố như vậy thì khâu chuẩn bị gỗ là quan trọng nhất. Phải chọn loại gỗ tốt, chắc chắn, bền bỉ trong môi trường tự nhiên, phải đủ sức chịu lực mạnh. Song, gỗ cũng là một loại vật liệu xuất hiện nhiều nhất trong các kết cấu quan trọng của nhà sản cổ, như là làm cột, kèo, xà dọc, xà ngang,... Trong đó, gỗ để làm cột nhà phải được lựa chọn cẩn thận, thường là các loại gỗ to, được chặt vào mùa đông để tránh mối mọt. Đối với xà ngang, xà dọc thì có thể chọn loại gỗ nhẹ hơn, nhưng vẫn phải đáp ứng yêu cầu không thể bị mối mọt. Công việc khai thác và vận chuyển gỗ về đòi hỏi phải cần đến tập thể, vì mỗi cá nhân không thể tự sức thực hiện được. Đây cũng là dịp cả bản làng cùng giúp đỡ nhau, hỗ trợ lẫn nhau, thể hiện được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân tộc người Thái một cách rõ nét nhất.
(Nhà sàn người Thái. Nguồn ảnh: pinteres)
Kết cấu của một ngôi nhà sàn truyền thống gồm 3 gian hoặc 5 gian. Các mảng không gian trong nhà sẽ được ngầm phân chia theo ngôi vị chủ - khách, hay thậm chí là phân theo giới. Ví dụ như đối với ngôi nhà 5 gian thì hai gian lớn nhất sẽ được xếp là hai gian chính (gian khách và gian thờ), trong đó gian khách là gian ngay khi bước chân lên cầu thang vào nhà. Đây cũng là khu vực của đàn ông, thường là khu vực phục vụ cho việc tiếp khách. Hai vùng không gian này theo tín ngưỡng thì phụ nữ không thường lui tới ở đây quá lâu. Còn gian nhà có cây cột chủ là phòng ngủ của vợ chồng và con cái. Ngoài ra còn có gian bếp và không gian phụ dùng để đồ dùng trong nhà, chạn bát và đặt ống nước. Ngoài ra, nhà sàn cũng là nơi tích trữ lương thực, sản vật nông nghiệp sau khi thu hoạch trên nương rẫy như ngô, khoai, sắn,.. được treo trên gác bếp lửa. Phía dưới chân cầu thang, gọi là gầm sàn thì dành để nuôi gia súc.
Sở dĩ, ngôi nhà có kết cấu cao như vậy là vì từ xa xưa thú dữ trong rừng rất nhiều, người dân phải xây dựng như vậy để tránh thú dữ. Cho đến sau này, khi những con vật đấy ít nhiều dần biến mất, con người khai hoang ngày càng nhiều, mối nguy hại bị tấn công bởi thú dữ cũng không còn, nhưng đồng bào người Thái vẫn giữ cho mình lối sống và xây dựng đấy, như là một bản sắc riêng của họ vậy.
Sở dĩ, ngôi nhà có kết cấu cao như vậy là vì từ xa xưa thú dữ trong rừng rất nhiều, người dân phải xây dựng như vậy để tránh thú dữ. Cho đến sau này, khi những con vật đấy ít nhiều dần biến mất, con người khai hoang ngày càng nhiều, mối nguy hại bị tấn công bởi thú dữ cũng không còn, nhưng đồng bào người Thái vẫn giữ cho mình lối sống và xây dựng đấy, như là một bản sắc riêng của họ vậy.
(Nhà sàn của người Thái tại Pù Luông, Thanh Hóa)
Nhà sàn - không chỉ là chốn lui về
Kể từ khi con người đặt chân lên những miền núi cao, vào tận rừng sâu khai hoang lập địa, sinh con đẻ cái và gây dựng nên bản làng, cho đến bây giờ, những nếp nhà sàn đã gắn bó chặt chẽ với vòng đời con người. Khi tìm hiểu sâu về đời sống văn hóa của người Thái, ta càng thấy nếp sống bên trong ngôi nhà sàn thật thú vị. Đó không chỉ là nơi sinh sống đơn thuần của đồng bào dân tộc Thái, mà nó còn là đại diện cho nét đẹp tinh thần, tín ngưỡng được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong quyển sách “Tỉnh Thanh Hóa” có đoạn miêu tả rất chân thực đời sống của người Thái bên nếp nhà cổ truyền như sau: “ối xuống nhanh, (...). Mọi tiếng động giảm dần, cách khoảng, chỉ còn có tiếng chày đập lúa vội vã của một bà nội trợ chậm trễ. Bóng tối bao phủ toàn bộ ngôi làng, mọi hoạt động dồn vào trong các căn nhà, lửa bếp hắt ra qua những kẽ hở của cửa bếp, toàn bộ gia đình xúm quanh một cái mâm to, trên đặt bát đĩa để mọi người cùng gắp mà ăn... Cơm nước xong, thì cánh đàn ông ngồi xổm quanh bếp lửa cùng với các bạn láng giềng đốt đuốc mà đến, bàn về công việc, về ngày tháng, về thời tiết trong năm, hạn hay mưa nhiều, về cái rẫy mà ngày mai sẽ đốt, về chân ruộng do quá rét phải cấy muộn, về việc nhà bên có ông già đang ốm, về một cô con gái sắp lấy chồng. Thế rồi họ ngã mình trên chiếc chiếu mà nghỉ, nhưng luôn luôn thức dậy để hút thuốc đêm. Còn người phụ nữ thì vừa buông bát đũa đã quay sang làm việc: dệt vải và thường thức rất khuya, tiếng khung cửi vẫn lách cách đều đều; và chính họ lại dậy sớm nhất để đánh thức dân làng bằng tiếng chày đập lúa”.
Ngày nay, đời sống kinh tế và xã hội đã được nâng cao, nếp sinh hoạt bên trong nhà sàn truyền thống cũng đang có sự biến đổi không ngừng. Đồng thời, kiến trúc ngôi nhà cũng ít nhiều có phần thay đổi, các nguyên vật liệu chính không phải từ gỗ mà thay vào đó là gạch nhiều hơn. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là nguồn tài nguyên không còn dồi dào như trước nữa, diện tích rừng suy giảm dẫn đến thiếu các loại gỗ phù hợp làm nhà sàn truyền thống. Bên dưới gầm sàn cũng không dành ra để nuôi gia súc, gia cầm, mà được xây dựng sạch sẽ để phục vụ cho các nhu cầu khác của gia chủ. Ngoài ra, những phong tục liên quan đến chọn ngày, chọn đất để dựng cột, cất nóc,... được đơn giản hóa so với trước đây. Dù có những thay đổi để phù hợp với thời đại, nhưng nhìn chung nhà sàn vẫn giữ được nét đẹp cốt lõi của nó, vẫn là nơi sinh hoạt, gắn kết các thành viên trong gia đình, là nơi “giữ lửa” cho những nét đẹp phong tục của đồng bào người Thái.
Kể từ khi con người đặt chân lên những miền núi cao, vào tận rừng sâu khai hoang lập địa, sinh con đẻ cái và gây dựng nên bản làng, cho đến bây giờ, những nếp nhà sàn đã gắn bó chặt chẽ với vòng đời con người. Khi tìm hiểu sâu về đời sống văn hóa của người Thái, ta càng thấy nếp sống bên trong ngôi nhà sàn thật thú vị. Đó không chỉ là nơi sinh sống đơn thuần của đồng bào dân tộc Thái, mà nó còn là đại diện cho nét đẹp tinh thần, tín ngưỡng được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong quyển sách “Tỉnh Thanh Hóa” có đoạn miêu tả rất chân thực đời sống của người Thái bên nếp nhà cổ truyền như sau: “ối xuống nhanh, (...). Mọi tiếng động giảm dần, cách khoảng, chỉ còn có tiếng chày đập lúa vội vã của một bà nội trợ chậm trễ. Bóng tối bao phủ toàn bộ ngôi làng, mọi hoạt động dồn vào trong các căn nhà, lửa bếp hắt ra qua những kẽ hở của cửa bếp, toàn bộ gia đình xúm quanh một cái mâm to, trên đặt bát đĩa để mọi người cùng gắp mà ăn... Cơm nước xong, thì cánh đàn ông ngồi xổm quanh bếp lửa cùng với các bạn láng giềng đốt đuốc mà đến, bàn về công việc, về ngày tháng, về thời tiết trong năm, hạn hay mưa nhiều, về cái rẫy mà ngày mai sẽ đốt, về chân ruộng do quá rét phải cấy muộn, về việc nhà bên có ông già đang ốm, về một cô con gái sắp lấy chồng. Thế rồi họ ngã mình trên chiếc chiếu mà nghỉ, nhưng luôn luôn thức dậy để hút thuốc đêm. Còn người phụ nữ thì vừa buông bát đũa đã quay sang làm việc: dệt vải và thường thức rất khuya, tiếng khung cửi vẫn lách cách đều đều; và chính họ lại dậy sớm nhất để đánh thức dân làng bằng tiếng chày đập lúa”.
Ngày nay, đời sống kinh tế và xã hội đã được nâng cao, nếp sinh hoạt bên trong nhà sàn truyền thống cũng đang có sự biến đổi không ngừng. Đồng thời, kiến trúc ngôi nhà cũng ít nhiều có phần thay đổi, các nguyên vật liệu chính không phải từ gỗ mà thay vào đó là gạch nhiều hơn. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là nguồn tài nguyên không còn dồi dào như trước nữa, diện tích rừng suy giảm dẫn đến thiếu các loại gỗ phù hợp làm nhà sàn truyền thống. Bên dưới gầm sàn cũng không dành ra để nuôi gia súc, gia cầm, mà được xây dựng sạch sẽ để phục vụ cho các nhu cầu khác của gia chủ. Ngoài ra, những phong tục liên quan đến chọn ngày, chọn đất để dựng cột, cất nóc,... được đơn giản hóa so với trước đây. Dù có những thay đổi để phù hợp với thời đại, nhưng nhìn chung nhà sàn vẫn giữ được nét đẹp cốt lõi của nó, vẫn là nơi sinh hoạt, gắn kết các thành viên trong gia đình, là nơi “giữ lửa” cho những nét đẹp phong tục của đồng bào người Thái.
(Bếp lửa nhà sàn của người Thái)
Từ bao đời nay, nhà sàn không chỉ là chốn đi về hay chỉ là nơi sinh hoạt thông thường của con người. Quanh bếp lửa bập bùng, người già truyền lại cho con cháu những phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ, những ý niệm về tín ngưỡng của đồng bào mình. Kể lại cho con cháu những câu chuyện về nguồn gốc, cội nguồn, về lòng yêu nước, yêu bản làng, nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng mình. Những nét văn hóa đẹp đẽ đó cứ như vậy được sản sinh ra, nuôi dưỡng và truyền lại dưới nếp nhà sàn. Đối với đồng bào người Thái nói chung và người Thái tại xứ Thanh nói riêng, nhà sàn đóng một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, là nơi “giữ lửa” cho nhưng tinh hoa mà họ đã tạo ra và kì công giữ gìn nó nguyên vẹn nhất.
__
Pù Luông Anh Thành Resort & Spa - điểm giao hòa của mây núi và suối ngàn
Hotline: 0862 486 456 - 0399 209 866
Address: Thôn Đôn, Xã Thanh Lâm, Huyện Bá Thước, Thanh Hóa
Email: anhthanhpuluong@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/PuluongAnhThanh
__
Pù Luông Anh Thành Resort & Spa - điểm giao hòa của mây núi và suối ngàn
Hotline: 0862 486 456 - 0399 209 866
Address: Thôn Đôn, Xã Thanh Lâm, Huyện Bá Thước, Thanh Hóa
Email: anhthanhpuluong@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/PuluongAnhThanh