Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Mường

Văn hóa các dân tộc thiểu số tại Pù Luông (Thanh Hóa) đại diện cho những sợi chỉ lấp lánh và đa dạng, những sợi chỉ ấy đã dệt nên một “tấm thổ cẩm” đẹp mắt cho nền văn hóa địa phương nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
Trong đó, cùng với sự hình thành và phát triển các nền văn hóa lâu đời cộng đồng dân tộc Việt, dân tộc Mường tại Thanh Hóa đã tạo nên những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo, mang lại bản sắc riêng, phản ánh được truyền thống, lịch sử hình thành và niềm tự hào dân tộc.

Không gian văn hóa nhà sàn

Theo như các cụ kể lại, ngày trước, khi rừng rú còn âm u chưa bị con người tàn phá, các muông thú chưa bị săn bắn như bây giờ, thì nguy hiểm lớn nhất đối với con người chính là những loài động vật hung tợn. Chúng không chỉ tấn công các loại gia súc mà thậm chí còn tấn công loài người, chính vì vậy, họ đành phải dựng lên những ngôi nhà sàn cao và kiên cố. Song, bên ngoài khuôn viên là hàng rào chắc chắn, không phải để tách biệt với làng xóm mà là để ngăn chặn thú dữ tấn công vào nhà. 

Trong kiến trúc, ngôi nhà sàn truyền thống thường được làm chủ yếu bằng gỗ, tre nứa, mái nhà làm bằng rạ hoặc cỏ. Trước kia nhà sàn to, rộng rãi, có thể chứa được hàng trăm người, nhưng hiện nay những ngôi nhà sàn như vậy không còn, thay vào đó là những ngôi nhà sàn nhỏ, phù hợp với lối sống hiện đại hơn. Dựng nhà là công việc đòi hỏi phải có nhiều người tham gia, do đó, khi một hộ gia đình dựng nhà sẽ được nhận sự giúp đỡ của cả bản làng. Việc này xuất phát từ truyền thống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau của người Mường. Họ đoàn kết, chẳng nề hà gì mà giúp đỡ nhau từ việc nhỏ nhất như cấy gặt mà không hề lấy công. Gia chủ được bản làng giúp sẽ thường cảm ơn bằng một mâm cơm thịnh soạn, nhưng cũng có thể chỉ là đôi ba chén rượu ngô, rượu cần ấm áp tình người. 

Kết cấu nhà thường được dựng theo cơ sở “vì kèo”, các cột gỗ được lắp ráp và nối lại với nhau tạo thành bộ khung chắc chắn mà không cần nhờ đến đinh vít hay dây buộc. Nhà sàn người Mường thường rất cao, từ mặt đất lên đến nhà có thể đến 3 - 4m, dưới gầm là không gian để các dụng cụ sinh hoạt như: cối xay thóc, gạo, cuốc, bừa và cũng là nơi để giữ gia súc, gia cầm về đêm. Một ngôi nhà sàn thường có hai cầu thang (tiếng Mường gọi là “màn”), một cầu thang dành cho khách và một cầu thang dành cho chủ nhà. Từ cầu thang đi lên sẽ bước vào không gian trang trọng, linh thiêng nhất của ngôi nhà, đó là nơi thờ cúng tổ tiên và nơi tiếp khách. Còn cửa sau (tiếng Mường gọi là “màn Khau”) sẽ dẫn lên gian bếp và không gian sinh hoạt của cả gia đình. Ngày nay, các vật liệu để tạo nên ngôi nhà cũng thay đổi ít nhiều, mái nhà được lợp bằng ngói, sàn và tường nhà được làm bằng gỗ. Song, dù có thay đổi để phù hợp với lối sống hiện đại, ngôi nhà sàn người Mường vẫn giữ được giá trị cốt lõi, nét đẹp giản dị, ấm cúng được truyền từ thế hệ cha ông.
 

(Nhà sàn của tầng lớp bình dân trong xã hội Mường xưa. Nguồn ảnh: baodantoc.vn)
 
Nếp sống bên trong ngôi nhà sàn

Cũng như bao dân tộc khác, người Mường cũng rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, vì vậy, trong nhà họ thường dành ra nơi sạch sẽ, trạng trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên. Trước bàn thờ, thường người Mường sẽ đặt một chiếc sập (tiếng Mường gọi là “phản”) và chỉ người lớn tuổi, chủ gia đình hay những người có danh vọng mới được ngồi trên chiếc phản này. Ngược lại, trong quan niệm của họ, phụ nữ sẽ không được phép tiếp cận đến khu vực linh thiêng như nơi thờ cúng tổ tiên. 
Trong nếp sống sinh hoạt hàng ngày, người Mường không thường bày biện quá nhiều đồ dùng trong nhà, mà thay vào đó họ trải chiếu ngay cả khi tiếp khách, ăn và ngủ, vì vậy, ngôi nhà của họ thường rất rộng rãi và thoáng đãng. Ngày nay, không gian sinh hoạt trong nhà người Mường đã được bổ sung nhiều vật dụng tiện nghi khác, như: bàn ghế, tủ, giường,... Đây là nét cách tân trong ngôi nhà để phù hợp hơn với lối sống hiện nay. 

Nét đẹp văn hóa trong trang phục truyền thống

Trang phục của người Mường mang nét chung của các cộng đồng dân tộc Việt Nam và của cả cư dân vùng Đông Nam Á. Đó là nguồn gốc thực vật chung trong chất liệu làm ra bộ trang phục và cái tính chất thủ công của quá trình làm ra sản phẩm. Người Mường trồng cây bông để lấy bông dệt vải, nuôi tằm để kéo sợi. Để làm ra một bộ y phục đẹp mắt, từ khi trồng bông cho đến thu hoạch, rồi làm ra từng sợi vải là một quá trình kỳ công và chỉn chu. Nó đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận của đôi bàn tay nhanh thoăn thoắt, là sự kiên nhẫn, miệt mài để không bị sơ suất trong một chi tiết nào đó. Bộ trang phục truyền thống của người Mường thường đơn giản, là sự hòa quyện giữa các gam màu nhẹ nhàng, mộc mạc, tôn lên được cái nét hài hòa với thiên nhiên. Y phục bao gồm: khăn đội đầu, váy, áo, thắt lưng, yếm (phụ nữ), áo, quần (nam). Nhìn tổng thể vô cùng đơn giản nhưng không kém phần độc đáo và mang chất riêng của nó . Đặc biệt, đáng chú ý nhất trên trang phục chính là Cạp váy của người phụ nữ. Các họa tiết được thêu dệt trên Cạp váy không chỉ để tôn lên vẻ đẹp của người con gái, mà còn là thể hiện được quan điểm nghệ thuật tạo hình cổ truyền của dân tộc Mường. Đó là những nét hoa văn tương đồng với các chi tiết trên trống đồng Đông Sơn, mang dấu ấn của một nền văn minh Đông Sơn cổ xưa. 

Kết hợp với bộ váy, phụ nữ người Mường có tục chít khăn đội đầu. Tục này gắn liền với một sự tích về câu chuyện tình yêu của đôi trai gái xứ Mường nhưng không được ở cạnh nhau. Chiếc khăn trắng đại diện cho sự thủy chung, son sắt và khát khao được hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi. 
Bên cạnh đó, để làm điểm nhấn cho bộ y phục, phụ nữ Mường thường lựa chọn những phụ kiện được làm bằng bạc trắng, như là: dây xà tích, vòng đeo tay, chuỗi hạt cườm,... Song, không chỉ để phục vụ cho việc làm đẹp, những phụ kiện này còn có ý nghĩa mang tín ngưỡng tâm linh của người Mường cổ. Thí dụ như: vuốt hổ bạc để chống lại những loài thú dữ, ma quỷ,...
 

(Người phụ nữ Mường duyên dáng trong bộ trang phục cổ truyền. Nguồn ảnh: hoilhpn.org.vn)
 
Ngày nay, với sự tác động của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, người phụ nữ đã ít dần sử dụng các bộ trang phục truyền thống, đặc biệt là các thiếu nữ Mường. Nhưng không phải vì thế mà trang phục truyền thống bị bỏ quên, trong các dịp lễ tết hay lễ hội, họ vẫn bận những y phục đẹp đẽ ấy, xem đấy là một niềm tự hào mang bản sắc văn hóa, mang vẻ đẹp nguyên sơ của đồng bào dân tộc mình. 

Tóm lại, nét đặc sắc trong văn hóa Mường chính là điểm nhấn trên hành trình giữ gìn và phát triển những giá trị tốt đẹp của cha ông đã để lại. Đây chính là sức mạnh cho con cháu ngày càng vững vàng trong việc xây dựng, củng cố bản làng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần, cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. 
__
Pù Luông Anh Thành Resort & Spa - điểm giao hòa của mây núi và suối ngàn
Hotline: 0862 486 456 - 0399 209 866
Address: Thôn Đôn, Xã Thanh Lâm, Huyện Bá Thước, Thanh Hóa
Email: anhthanhpuluong@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/PuluongAnhThanh
 












 

 

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm: Khám phá Pù Luông tất tần tật từ A - Z

06/20/2024

Mái ấm gia đình

07/10/2024

NỨC LÒNG VỚI VẺ ĐẸP PÙ LUÔNG MÙA LÚA CHÍN

06/20/2024

Thưởng thức ẩm thực miền sơn cước Pù Luông.

06/20/2024

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

07/10/2024

Thiên nhiên - dòng chảy cảm hứng vô tận

07/10/2024

Nhà sàn - nếp nhà “giữ lửa” cho tín ngưỡng của người Thái

06/20/2024

Câu chuyện đằng sau cổ vật tại Pù Luông

06/20/2024

“Thời điểm vàng” để dịch chuyển đến Pù Luông

06/20/2024

“Mách” bạn tuyến đường đến Pù Luông thuận tiện nhất

06/20/2024

Lễ hội cơm mới: Nét văn hóa Thái giữa đại ngàn Pù Luông

07/03/2024

Lễ hội Mường khô - Sắc màu văn hóa độc đáo giữa núi rừng Tây Bắc

07/03/2024

Nhà sàn người Mường - Nét đẹp bình dị giữa núi rừng Tây Bắc

07/03/2024

Đi tìm bản sắc Thái Đen qua trang phục truyền thống tại Pù Luông

07/05/2024

Vẻ đẹp thanh tao của trang phục truyền thống phụ nữ Mường Pù Luông

07/05/2024

Nghệ thuật thổ cẩm truyền thống của người Thái

07/05/2024

Top 3 địa điểm du lịch không nên bỏ qua khi đến Pù Luông

07/05/2024

Mê mẩn với hương vị ẩm thực Pù Luông

07/10/2024

Pù Luông: Điểm đến du lịch một mình "gây thương nhớ"

07/11/2024

Pù Luông - Khúc giao mùa xuân say đắm lòng người

07/11/2024

Mùa hè rực rỡ: Check-in Pù Luông không thể bỏ qua

07/16/2024

Pù Luông - Khúc ca mùa lúa gọi mời

07/16/2024

Vẻ đẹp say đắm của Pù Luông những tháng cuối năm

07/16/2024

Pù Luông mùa nước đổ: Bức tranh thiên nhiên thơ mộng và bình yên

07/16/2024

Săn mây Pù Luông: Khám phá biển mây bồng bềnh giữa núi rừng Tây Bắc

07/16/2024

Du lịch Pù Luông - Nên chọn thời điểm nào?

07/16/2024

Trải nghiệm văn hóa sắc màu Pù Luông

07/16/2024

Mua gì ở Pù Luông? Gợi ý top 6 quà tặng độc đáo

07/16/2024

Mang gì khi đi du lịch Pù Luông?

07/16/2024

Pù Luông - Điểm đến không thể bỏ qua cho mùa hè này

07/16/2024

Pù Luông tháng 7 có gì? Nên đi hay không?

07/16/2024

Một vài nét về ẩm thực người Mường tại Pù Luông

07/16/2024

Cơm lam Pù Luông - Món ăn dân dã mà tinh tế

07/16/2024

Cá Dóc Pù Luông: Đặc sản núi rừng Tây Bắc

07/16/2024

Bản làng Pù Luông: sự bình dị giữa thiên nhiên hùng vĩ

07/16/2024