Mỗi độ xuân về, tại huyện Bá Thước, Thanh Hóa, không khí náo nhiệt lại tràn ngập bởi Lễ hội Mường Khô - một trong những lễ hội đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mường. Lễ hội không chỉ là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị anh hùng đã có công với đất nước mà còn là lời cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa lễ hội
Lễ hội Mường Khô bắt nguồn từ truyền thuyết về Quận Công Hà Công Thái, người đã có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây Thanh Hóa vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Sau khi mất, ông được người dân lập đền thờ và tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Lễ hội ban đầu chỉ là hoạt động cúng tế của gia đình dòng họ, sau dần trở thành một sự kiện lớn của cả một vùng, thể hiện nét đẹp tâm linh và văn hóa của người Mường ở vùng cao xứ Thanh.
2. Nét đặc trưng của lễ hội
Lễ hội Mường Khô diễn ra suốt hai ngày với những nghi lễ trang trọng và đặc sắc, làm nổi bật nét đẹp văn hóa của người Mường.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa lễ hội
Lễ hội Mường Khô bắt nguồn từ truyền thuyết về Quận Công Hà Công Thái, người đã có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây Thanh Hóa vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Sau khi mất, ông được người dân lập đền thờ và tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao to lớn của ông. Lễ hội ban đầu chỉ là hoạt động cúng tế của gia đình dòng họ, sau dần trở thành một sự kiện lớn của cả một vùng, thể hiện nét đẹp tâm linh và văn hóa của người Mường ở vùng cao xứ Thanh.
2. Nét đặc trưng của lễ hội
Lễ hội Mường Khô diễn ra suốt hai ngày với những nghi lễ trang trọng và đặc sắc, làm nổi bật nét đẹp văn hóa của người Mường.
Ngày đầu tiên, mở màn cho lễ hội là Lễ rước kiệu của Quận Công Hà Công Thái từ đền thờ xuống sân khấu chính. Sự kiện này không chỉ đơn thuần là lễ rước kiệu mà còn là cả một nghi thức tôn vinh và tưởng nhớ công lao to lớn của vị anh hùng. Tại đền thờ, lễ cúng tế được diễn ra, thu hút đông đảo người dân tham gia và cầu mong cho một năm mới an lành và mùa màng bội thu. Đồng thời, trình diễn văn nghệ với các tiết mục truyền thống của dân tộc Mường đã mang đến cho khán giả những trải nghiệm sâu sắc, kết nối với di sản văn hóa bền vững của cộng đồng.
Ngày thứ hai, lễ hội tiếp tục với màn trình diễn của Lễ múa xoè - biểu tượng của niềm vui và sự đoàn kết. Đặc biệt, hoạt động trình diễn sét bùa và màn hòa tấu của 460 cồng chiêng đã tạo nên một không khí sôi động và phấn khởi. Các thiếu nữ Mường, trong những bộ trang phục rực rỡ, với 460 chiếc cồng chiêng trên vai, đã mang đến một tiết mục hát múa đầy màu sắc và tinh tế. Các trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, đi cà kheo tiếp tục làm dậy sóng sự hào hứng và niềm vui trong lòng người dân tham dự.
Lễ hội kết thúc với việc kiệu của Quận Công Hà Công Thái được rước trở lại đền thờ, ghi dấu một mùa lễ hội thành công và ý nghĩa. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa quan trọng mà còn là dịp để những giá trị truyền thống và tinh thần đoàn kết của người Mường được khẳng định và phát huy, góp phần làm giàu thêm văn hóa dân tộc và tạo sức hút cho du lịch vùng Thanh Hóa.
3. Ý nghĩa lễ hội
Lễ hội Mường Khô không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là biểu tượng sâu sắc của sự kết nối và lòng biết ơn của người dân huyện Bá Thước đối với các vị anh hùng, những người đã hy sinh và có công với đất nước. Việc lễ hội Mừng khô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 10/11/2023, thể hiện sự quan tâm của Đảng Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Hàng năm, bà con Mường khô tổ chức lễ hội vừa để tri ân những người con quê hương vùng cao Bá Thước đã có công với đất nước, vừa mong cầu cho nhân khang vạn thịnh, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở.
Lễ hội Mường khô là nét đẹp trong đời sống tâm linh không chỉ của Mường khô mà còn của cả vùng đồng bào dân tộc Mường Bá Thước. Lễ hội Mường Khô là nơi quy tụ và thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc của dân tộc Mường. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội không chỉ giúp làm giàu thêm kho tàng văn hóa phi vật thể của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở xứ Thanh mà còn là cơ hội để huyện Bá Thước phát triển du lịch, giới thiệu văn hóa đặc trưng và thu hút du khách từ khắp nơi đến khám phá và trải nghiệm.