Câu chuyện đằng sau cổ vật tại Pù Luông

Pù Luông nổi tiếng là địa danh có cảnh sắc thiên hương đất trời, với những ngọn núi cao hùng vĩ quanh năm được bao bọc bởi lớp sương mù trắng xóa, những thửa ruộng bậc thang trải dài trên triền đồi. Nhưng ít ai biết được rằng, ở mảnh đất này cũng có những câu chuyện ly kỳ tồn tại hàng chục năm ẩn chứa sâu bên trong.

Câu chuyện linh thiêng của chiếc niếng cổ

Tại bản Lác, xã Cổ Lũng (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), có một chiếc niếng cổ (nồi dùng để đồ xôi) đã tồn tại hơn 100 năm. Chủ nhân chiếc niếng cổ cho biết, nếu để xác nhận tuổi thọ chính xác của nó là điều không thể, vì chiếc niếng đã tồn tại trước đó khi mà cụ bà 92 tuổi (chủ nhà) đã được sinh ra và lớn lên. Cũng bởi vì con số tồn tại ước chừng của nó quá lớn, nên câu chuyện đi theo cũng có những chi tiết mang yếu tố linh thiêng, kỳ lạ. Theo người dân đồn thổi rằng, cái niếng được một vị thần trông giữ, vì thế mỗi lần dùng đến niếng để đồ xôi, người ta phải chuẩn bị một mâm cơm cúng, gồm: một chai rượu, một đĩa thịt gà, ba gói cơm được gói bằng lá rừng. Nếu chủ nhà hay người mượn bỏ qua những thủ tục đấy sẽ có điều không may xảy ra với một trong hai bên. 

Theo người con cho biết, khi còn bé ông đã thấy chiếc niếng được chôn dưới đất, chỉ khi nào trong nhà có việc mới đào lên để sử dụng, xong việc lại chọn vị trí khác trong vườn để chôn xuống. Kích thước của chiếc niếng cổ rộng 50cm, cao 60cm và nặng 33kg, tuy nhiên với cân nặng như vậy thì một người sẽ không thể nhấc lên được, mà phải cần từ hai người trở lên. Niếng cổ được làm bằng đồng dày dặn, nhưng chỉ cần khoảng 15 phút là đã đồ chín một nồi xôi 10kg gạo nếp. Xôi được đồ bằng cái niếng cũng ngon và dẻo hơn so với các niếng bình thường khác. 

Họa tiết được chạm trổ trên niếng cổ cũng là điểm nhấn đáng chú ý, đó là hình tượng con rắn được khắc trên hai cái quai. Đối với đồng bào Thái, hình tượng rắn mang một ý nghĩa tâm linh vô cùng to lớn. Rắn là hiện thân cho vị thần chuyên giúp đỡ người dân trong việc điều tiết mưa thuận gió hòa, mang điềm lành hoặc cũng có thể là báo điềm dữ. Bởi vậy mà niếng cổ đã vốn linh thiêng nay càng tăng thêm phần giá trị trong văn hóa tín ngưỡng bản địa. 

Song, sự kỳ bí thực sự của chiếc niếng nằm trong quá trình sử dụng nó. Đó là, khi niếng đã được đặt lên bếp lửa thì nhất định không được mở ra kiểm tra, cũng như trong quá trình nấu tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ không tốt về cái niếng, như: “Chỉ là cái niếng đồng thôi mà”, “cái niếng này có gì hơn niếng bình thường đâu”,... Nếu nói như vậy sẽ bị quở trách vì đã xúc phạm đến vị thần trong niếng. Bên cạnh đó, ngay cả việc đun củi cũng phải rất cẩn trọng, không được tùy tiện đun vào một cách qua loa, cho có, mà phải dùng tay nghiêm túc, thận trọng đun vào. Nếu làm ngược lại thì chắc chắn xôi sẽ không chín như bình thường, có thể bị cháy, có thể bị sống hoặc bị mất đi một góc cơm to bằng bát con. Người dân nơi đây từ trẻ nhỏ cho đến người lớn cũng phải một mực nghe theo, họ luôn im lặng, không khen - không chê. 
 

(Cận cảnh chiếc niếng cổ tại bản Lác. Nguồn ảnh: infonet.vietnamnet.vn)
 
Chiếc niếng cổ không đơn thuần là một vật vô tri vô giác, mà nó còn là một minh chứng cho thời gian bất diệt, sự linh thiêng, sự tôn quý cho một nền văn hóa bản địa lâu đời. 

Nồi đồng khổng lồ

Cũng giống như chiếc niếng cổ tại bản Lác, chiếc nồi đồng khổng lồ mang trong mình sự thiêng liêng và bí ẩn khó tả. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nồi đồng như một chứng minh lịch sử chứng kiến bao sự đổi thay và phát triển của bản Hiêu. Vì vậy, người trong bản xem nó là một vị thần luôn che chở cho họ, là linh hồn của bản làng. 

Về kích thước, chiếc nồi có chiều rộng 110cm, sâu 100cm và nặng đến 83kg. Xung quanh được khắc họa các chi tiết đơn giản kết hợp với dòng chữ Hán, phía bên trong cạnh nồi có khắc chữ Việt “nhà buôn Hà Văn Nhi”, hai quai nồi là hình hai con rắn quấn chặt lấy nhau. Cái hay của chiếc nồi đó là dù không có nắp nhưng giữ nhiệt rất lâu. 

Trước kia, bản chưa có nhà văn hóa thì chọn những nhà sàn rộng rãi nhất để nồi. Gia đình nào có vinh hạnh được giữ nồi cũng thuận hòa, làm ăn khấm khá hơn các nhà khác. Nếu có dịp cưới xin, ma chay cả làng đều dùng đến chiếc nồi đồng khổng lồ này, dùng xong phải mang ra nước suối Hiêu rửa thì mới sạch được. Vào mùa cơm mới hay ngày lễ tết, người dân thường sẽ làm một mâm cơm có đầy đủ lễ vật dâng lên vị thần trong nồi phù hộ cho cả làng được khỏe mạnh, không bị ốm đau. Trước đó mấy ngày, cả làng phải góp củi thật nhiều mới đủ để nấu chín thức ăn trong nồi. 

Xem nồi như bảo vật của làng nên lúc có loạn lạc chiến tranh, những vị cao niên trong làng đã họp lại, ra lệnh đào hầm trong rừng sâu đem nồi giấu vào trong đó, đến khi bình yên trở lại mới cho người đào lên đem nồi ra dùng. Chiếc nồi có bốn quai, mỗi lần di chuyển phải làm hai cái đòn với bốn người sức vóc trai tráng mới khiêng được. Có người vào mua trả giá cả trăm triệu, trưởng bản họp tất cả dân làng lại lấy ý kiến, nhưng dân bản Hiêu nhất quyết không bán. Họ xem đây như thể vật thiêng giữ của cho bản làng. 
 

(Chiếc nồi đồng khổng lồ. Nguồn ảnh: tienphong.vn)
 
Những câu chuyện kỳ bí, huyền ảo bên trong những cổ vật là một câu hỏi bỏ ngỏ rất khó trả lời, nhưng trong tâm khảm mỗi con người nơi đây, cổ vật là tài sản, là giá trị biểu tượng của văn hóa bản làng. 
                                                                                                                                                                                               (Nguồn thông tin: báo Tiền Phong)
__
Pù Luông Anh Thành Resort & Spa - điểm giao hòa của mây núi và suối ngàn
Hotline: 0862 486 456 - 0399 209 866
Address: Thôn Đôn, Xã Thanh Lâm, Huyện Bá Thước, Thanh Hóa
Email: anhthanhpuluong@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/PuluongAnhThanh
 
 

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm: Khám phá Pù Luông tất tần tật từ A - Z

06/20/2024

Mái ấm gia đình

07/10/2024

NỨC LÒNG VỚI VẺ ĐẸP PÙ LUÔNG MÙA LÚA CHÍN

06/20/2024

Thưởng thức ẩm thực miền sơn cước Pù Luông.

06/20/2024

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

07/10/2024

Thiên nhiên - dòng chảy cảm hứng vô tận

07/10/2024

Nhà sàn - nếp nhà “giữ lửa” cho tín ngưỡng của người Thái

06/20/2024

Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Mường

06/20/2024

“Thời điểm vàng” để dịch chuyển đến Pù Luông

06/20/2024

“Mách” bạn tuyến đường đến Pù Luông thuận tiện nhất

06/20/2024

Lễ hội cơm mới: Nét văn hóa Thái giữa đại ngàn Pù Luông

07/03/2024

Lễ hội Mường khô - Sắc màu văn hóa độc đáo giữa núi rừng Tây Bắc

07/03/2024

Nhà sàn người Mường - Nét đẹp bình dị giữa núi rừng Tây Bắc

07/03/2024

Đi tìm bản sắc Thái Đen qua trang phục truyền thống tại Pù Luông

07/05/2024

Vẻ đẹp thanh tao của trang phục truyền thống phụ nữ Mường Pù Luông

07/05/2024

Nghệ thuật thổ cẩm truyền thống của người Thái

07/05/2024

Top 3 địa điểm du lịch không nên bỏ qua khi đến Pù Luông

07/05/2024

Mê mẩn với hương vị ẩm thực Pù Luông

07/10/2024

Pù Luông: Điểm đến du lịch một mình "gây thương nhớ"

07/11/2024

Pù Luông - Khúc giao mùa xuân say đắm lòng người

07/11/2024

Mùa hè rực rỡ: Check-in Pù Luông không thể bỏ qua

07/16/2024

Pù Luông - Khúc ca mùa lúa gọi mời

07/16/2024

Vẻ đẹp say đắm của Pù Luông những tháng cuối năm

07/16/2024

Pù Luông mùa nước đổ: Bức tranh thiên nhiên thơ mộng và bình yên

07/16/2024

Săn mây Pù Luông: Khám phá biển mây bồng bềnh giữa núi rừng Tây Bắc

07/16/2024

Du lịch Pù Luông - Nên chọn thời điểm nào?

07/16/2024

Trải nghiệm văn hóa sắc màu Pù Luông

07/16/2024

Mua gì ở Pù Luông? Gợi ý top 6 quà tặng độc đáo

07/16/2024

Mang gì khi đi du lịch Pù Luông?

07/16/2024

Pù Luông - Điểm đến không thể bỏ qua cho mùa hè này

07/16/2024

Pù Luông tháng 7 có gì? Nên đi hay không?

07/16/2024

Một vài nét về ẩm thực người Mường tại Pù Luông

07/16/2024

Cơm lam Pù Luông - Món ăn dân dã mà tinh tế

07/16/2024

Cá Dóc Pù Luông: Đặc sản núi rừng Tây Bắc

07/16/2024

Bản làng Pù Luông: sự bình dị giữa thiên nhiên hùng vĩ

07/16/2024